VinFast cắt giảm nhân sự, tái cấu trúc tại Mỹ
Giá heo hơi hôm nay tại các tỉnh, thành phía bắc bất ngờ quay đầu giảm 1.000 đồng/kg tại một số địa phương như Hưng Yên, Hải Dương, Phú Thọ, Vĩnh Phúc và Hà Nội. Mức giá phổ biến ở thời điểm hiện tại thấp nhất 68.000 đồng/kg và cao nhất 70.000 đồng/kg. Trong đó, các tỉnh như Thái Bình, Tuyên Quang giữ giá heo hơi cao nhất cả nước với 70.000 đồng/kg. Tại miền Trung - Tây nguyên, giá heo hơi duy trì ổn định. Hiện tại, giá heo hơi tại khu vực này dao động trong khoảng 66.000 - 69.000 đồng/kg. Trong đó, tỉnh Lâm Đồng và Thanh Hóa có giá heo hơi cao nhất khu vực với 69.000 đồng/kg. Các tỉnh còn lại dao động từ 66.000 - 67.000 đồng/kg.Tại khu vực các tỉnh, thành phía nam, giá heo hơi tăng nhẹ 1.000 đồng/kg tại Hậu Giang và đạt mốc 67.000 đồng/kg. Đây cũng địa phương duy trì giá heo hơi thấp nhất cả nước trong thời gian qua với 66.000 đồng/kg. Tại chợ đầu mối nông sản thực phẩm Hóc Môn (TP.HCM), lượng heo hàng đêm về chợ cung cấp khoảng 5.000 - 5.500 con/đêm, chiếm 50 - 55% sản lượng thịt heo tươi cho TP.HCM. Dự kiến từ ngày 23 tháng chạp, lượng heo về chợ tiếp tục tăng. Cao điểm đêm 27, rạng sáng 28 tháng chạp sản lượng heo về chợ sẽ tăng gấp đôi so với ngày thường.Hiện giá thịt heo hơi tại chợ đầu mối so với cùng kỳ năm ngoái tăng hơn 10.000đồng/kg, heo mảnh tăng hơn 20.000đồng/kg, dao động từ 78.000 - 82.000 đồng/kg. Giá thịt heo bán lẻ tại một số chợ truyền thống ở TP.HCM, Bà Rịa-Vũng Tàu cũng đang tăng cao trong thời gian gần đây, cụ thể: sườn non tăng từ 200.000 đồng lên 220.000 đồng/kg, thịt nạc đùi tăng từ 100.000 đồng/kg lên 120.000 đồng/kg. Trao đổi với PV Thanh Niên, lãnh đạo Công ty Chăn nuôi C.P Việt Nam khẳng định hiện không điều chỉnh giá heo hơi tăng thêm, mức bình quân của công ty này đưa ra thị trường đang 64.000 đồng/kg. Ở thời điểm hiện tại, nguồn cung thịt heo bình ổn thị trường đã bắt đầu phát huy tác dụng, sức mua thịt heo tại các siêu thị tăng lên nhờ các chương trình bán giá gốc, bình ổn giá.Huawei ra mắt tai nghe FreeClip tại Việt Nam
Trong một tuyên bố hôm nay, Công ty bất động sản Trung Quốc Vanke cho hay CEO Zhu Jiusheng (Chúc Cửu Thắng) đã nộp đơn xin từ chức... vì lý do sức khỏe" và ông này "sẽ không còn giữ bất kỳ vị trí nào trong công ty", theo AFP.Tuy nhiên, Vanke không xác nhận hay phủ nhận thông tin ông Zhu bị giới chức "đưa đi" trước đó. Báo Trung Quốc Economic Reporter hôm 17.1 dẫn các nguồn tin khẳng định ông Zhu đã bị "giới chức an ninh đưa đi", nhưng không nêu rõ liệu ông có bị bắt giữ chính thức hay không.Bài báo của Economic Observer không nêu rõ ông Zhu có thể bị cáo buộc đã phạm tội gì. Vào thời điểm đó, Economic Observer loan tin các cuộc gọi và tin nhắn gửi cho ông Zhu và những người thân cận với ông đều không được trả lời.Công ty Vanke được niêm yết tại Hồng Kông, thuộc sở hữu một phần của chính quyền thành phố Thâm Quyến và là công ty bất động sản lớn thứ tư của Trung Quốc theo doanh số bán hàng vào năm ngoái, theo công ty nghiên cứu CRIC.Cùng với những ông trùm bất động sản khác ở Trung Quốc, Vanke đối mặt cuộc khủng hoảng nợ kéo dài nhiều năm và hôm nay 27.1, một hồ sơ nộp lên Sở giao dịch Hồng Kông, công ty đã cảnh báo về khoản lỗ ròng khoảng 45 tỉ nhân dân tệ (6,2 tỉ USD) vào năm ngoái."Công ty xin lỗi sâu sắc về khoản lỗ này và sẽ nỗ lực hết mình để thúc đẩy cải thiện hoạt động kinh doanh", Vanke nhấn mạnh trong một tuyên bố riêng, theo AFP.
Tuyển sinh lớp 10 Đà Nẵng: Trường nào nhiều chỉ tiêu nhất?
"Với tốc độ nhập khẩu như hiện nay, chỉ 3 - 5 năm tới khi các dòng thuế quan các sản phẩm chăn nuôi nhập khẩu về mức 0% thì VN sẽ trở thành nước siêu nhập khẩu các sản phẩm chăn nuôi. Do đó, Nhà nước cần có chính sách và thời gian để người chăn nuôi và doanh nghiệp trong nước có thể thích nghi được", đại diện các hiệp hội chăn nuôi kiến nghị.
Những ngày giáp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhiều thương hồ ở xóm chợ nổi miền Tây giữa dòng kênh Tẻ TP.HCM vẫn miệt mài mưu sinh, mong đón một cái tết đủ đầy.Nhiều người gọi đây là xóm chợ nổi miền Tây vì trải dài một đoạn chừng 500 m từ gầm cầu Tân Thuận 2, trên dòng kênh Tẻ dọc đường Trần Xuân Soạn, là hàng chục chiếc ghe, xuồng tụ lại thành xóm thương hồ. Đa phần, những người sinh sống trên ghe là người dân miền Tây men theo sông nước đến thành phố này, chọn kênh Tẻ làm bến đậu mưu sinh hàng chục năm. Ngày trước, chỗ này còn được biết đến là "chợ nổi Tân Thuận", tồn tại hàng chục năm. Thuở đường bộ chưa phát triển, đây là nơi giao thương "trên bến dưới thuyền" sầm uất. Dần dà, chỉ còn lác đác vài chục chiếc ghe, thương hồ mưu sinh ở đây bằng nghề bán trái cây, chủ yếu nhập từ miền Tây lên.Những ngày giáp tết, bà Trần Thị Nhi (62 tuổi) ngồi dưới chiếc ghe nhỏ của mình ở xóm thương hồ này, mặt buồn thiu ngồi nhìn những nải chuối chín đẹp mắt phía trước, nhưng vắng khách mua.Quê ở Bến Tre, tuổi già không còn sức làm nông, vợ chồng già quyết định lên đây sống trên ghe, cạnh ghe con gái bà, bán trái cây lay lắt qua ngày. Tới nay ngót nghét cũng 5 - 6 năm. TP.HCM những ngày cuối năm triều cường, những cơn mưa trái mùa bất chợt cũng làm việc buôn bán của người phụ nữ gặp khó khăn."Cuối năm, bán ế quá! Hồi trước ngồi một chỗ chờ khách, nhưng giờ ngồi là đói, nên chồng tôi dù chân yếu nhưng vẫn phải ráng gánh chuối vô mấy con hẻm gần gần khu này để bán, được đồng nào hay đồng đó để mong cuối năm đón cái tết đủ đầy hơn", bà tâm sự.Còn nhiều bà con ở quê, người phụ nữ tâm sự tết năm nay, cả gia đình bà bỏ ghe lại đây, nhờ láng giềng cạnh bên trông coi, rồi bắt xe về quê ăn tết. Tình hình năm nay buôn bán không được tốt, bà Nhi nói mình ăn tết có phần tiết kiệm, nhưng được cạnh kề bên gia đình thời điểm này cũng là cái tết trọn vẹn, với bà.Chị Kim Ly, con gái bà Nhi mấy ngày qua tạm ngưng bán trái cây như thường lệ mà về Bến Tre để chuẩn bị nhập hàng cây cảnh, hoa tết lên đây để bán. Ở chiếc ghe cạnh bên ghe của mẹ, chị cùng chồng và con gái sinh sống ở đây cũng mấy chục năm nay."Cả nhà tôi định bán xong, 29 tết là cùng nhau lên xe về quê hết. Ghe thì bỏ lại nhờ người trông coi, kế bên có hàng xóm không về. Năm nay, mong việc buôn bán những ngày cuối thuận lợi để có đồng ra đồng vào ăn tết", chị chia sẻ thêm.Cách ghe của mẹ con bà Nhi không xa, bà Hiếu (60 tuổi) cũng quê Bến Tre cũng ngồi buồn thiu với những rổ trái cây nhập từ miền Tây lên vắng khách mua. Bà tâm sự cuối năm, buôn bán ế ẩm nên tinh thần không phấn khởi.Cùng gia đình ở xóm ghe này mười mấy năm nay, bà Hiếu cho biết thời điểm trước dịch Covid-19, việc buôn bán có nhiều thuận lợi, làm ăn được. Nhưng nhiều năm nay, kinh doanh đi xuống, buôn bán ế ẩm."Tết này, tôi cũng cùng gia đình về quê 28 tết. Tôi dự định nhập thêm mớ cây cảnh bán kèm với trái cây, bán cây cảnh, hoa tết thì có lời hơn một chút. Nếu bạn được thì ăn tết cũng ngon hơn. Chắc tầm mùng 9, mùng 10 gì đó, coi tình hình buôn bán thế nào rồi lên lại sau khi về ăn tết", bà chia sẻ.Trên chiếc ghe nhỏ, bà Ái Lan (55 tuổi) sống cùng con trai. Từ quê An Giang lên TP.HCM hơn 20 năm, làm đủ thứ nghề kiếm sống, 5 năm trở lại đây, bà mới bắt đầu sống trên ghe này vì hoàn cảnh khó khăn, không kham nổi tiền trọ trên bờ. Chồng mất cách đây hơn 1 năm, một mình bà bươn chải nuôi con trai năm nay lên lớp 6. Tết năm bay, bà cũng dự định sẽ cùng con nhỏ về quê để đón tết. Với người phụ nữ, quanh năm làm ăn vất vả, ngày tết, niềm hạnh phúc là khi được đoàn viên bên cạnh những người thân yêu.
Xe máy điện Yadea Voltguard giá cao, khó cạnh tranh VinFast Feliz S
Chiều 10.3, theo nguồn tin của PV Thanh Niên, cơ quan chức năng đang hoàn chỉnh hồ sơ để xử lý theo pháp luật đối với nghi phạm Ksor Hinh (36 tuổi, ở H.Phú Thiện, Gia Lai) vì liên quan đến vụ việc đánh con riêng của bạn gái chấn thương sọ não. Trước đó, ngày 9.3, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Gia Lai cho biết đã bắt khẩn cấp Ksor Hinh.Theo điều tra ban đầu, Ksor Hinh sống chung với chị S.H (30 tuổi, ở H.Ia Grai, Gia Lai) tại một phòng trọ ở P.Phù Đổng, TP.Pleiku (Gia Lai). Chị S.H đã ly dị chồng và có 2 con gái là cháu W. (8 tuổi) và cháu H. (2 tuổi). Cả hai cháu sống chung với chị S.H và Ksor Hinh.Khoảng 20 giờ ngày 7.3, Hinh và chị S.H cùng một số người bạn đến phòng trọ của hai người đang thuê để ăn nhậu. Khoảng 21 giờ 30 cùng ngày, khi mọi người ra về thì giữa Hinh và chị S.H xảy ra mâu thuẫn dẫn đến cự cãi. Đến khoảng 22 giờ 30, khi chị S.H dẫn 2 con của mình đi khỏi phòng trọ thì Hinh cầm cây gậy gỗ dài khoảng 1,2 m đánh về phía chị H. Tuy nhiên, cú đánh trúng về phía đầu của cháu W. làm cháu bị thương.Sau đó, cháu W. được đưa đến Bệnh viện đa khoa tỉnh Gia Lai cấp cứu trong tình trạng hôn mê. Cháu W. được chẩn đoán chấn thương sọ não nặng, vẫn đang được các bác sĩ theo dõi.